Hỗ trợ
Giày đá bóng chính hãng, giá tốt nhất!
  • cam kết chính hãng
    Cam kết

    100% giày chính hãng

  • ho tro
    Hỗ trợ 24/7

    0988.439.116

  • free ship
    Miễn phí vận chuyển

    Từ 999k

Giỏ hàng - - sản phẩm -

Tìm hiểu 5 nguyên nhân và cách xử lý khi mang giày đá bóng bị tím ngón

Nội dung bài viết

Nguyên nhân mang giày đá bóng bị tím bầm ngón chân chủ yếu do đi giày quá chật, quá trơn, không vừa size hoặc giày đi không chắc chắn, lỏng lẻo khiến bàn chân bị trượt trong giày. Vậy có cách nào khắc phục vấn đề đi giày bị tím ngón nhanh chóng và hiệu quả hơn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây!

1. Top 5 nguyên nhân mang giày đá bóng bị tím ngón, bầm móng chân

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 5 nguyên nhân mang giày đá bóng bị bầm móng chân thường gặp nhất:

1.1 Do đi giày quá chật

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến ngón chân bị tím khi đi giày là do giày quá chật hoặc không vừa vặn khiến các ngón chân sẽ bị dồn lại và cọ xát với nhau hoặc cọ xát với thành giày. Điều này kéo dài sẽ gây ra hiện tượng tróc da, tạo các vết bầm tím, đau đớn, đặc biệt sẽ khiến chúng ta khó khăn trong việc di chuyển.

>>>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chọn size giày đá bóng chính xác nhất

Top 5 nguyên nhân mang giày bị tím ngón, bầm móng chân

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến ngón chân bị tím khi đi giày là do giày quá chật

1.2 Do mang giày quá cứng hoặc không có đệm

Giày quá cứng sẽ khiến bàn chân bị bí bách, khó chịu, các bộ phận cọ sát với thành giày như gót chân hoặc mũi chân sẽ bị dồn nén khiến chân bị đau và khó đi lại. Trong một số trường hợp chúng ta cần dùng đến đệm ngón chân, nếu không có đệm sẽ khiến chân tì mạnh vào gót giày hoặc mũi giày gây trầy xước ngoài ra.

1.3 Do mang giày quá lâu

Nếu bạn hiếm khi mang giày thì việc mang giày lâu cũng là một trong những nguyên nhân khiến bàn chân bị đau nhức. Giày đá bóng có thiết kế ôm sát bàn chân, tuy nhiên giày cũng có thể co lại nếu không được mang thường xuyên, bởi vậy chúng ta dễ bị đau chân khi lâu lâu mới sử dụng lại.

Do mang giày quá lâu

Mang giày lâu cũng là một trong những nguyên nhân khiến bàn chân bị đau nhức

1.4 Do đi giày trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như khi trời lạnh hoặc nóng

Đi giày trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như chơi đá bóng vào mùa đông hoặc điều kiện quá nóng cũng khiến bàn chân dễ bị đau, sưng tấy:

  • Trời nóng: Bàn chân sẽ bị ra mồ hôi nhiều, khiến chân trượt trong giày có thể dẫn đến tình trạng trầy da.

  • Trời lạnh: Thời tiết quá lạnh sẽ khiến cơ thể chúng ta cảm thấy tê buốt, nhất là các bộ phận như tay, chân. Lúc này chỉ cần một vết trầy nhỏ cũng khiến bàn chân bị đau nhức và khó chịu.

1.5 Đi giày khi ngón chân đang bị chấn thương

Trong trường hợp ngón chân hoặc bàn chân đang bị những chấn thương trong bóng đá nhẹ mà chúng ta mang giày sẽ bóng cọ xát vào vết thương sẽ vô cùng đau đớn, khó chịu, khiến vết thương nặng hơn và đi lại bất tiện.

Đi giày khi ngón chân đang bị chấn thương

Nếu chân đang bị chấn thương sẽ khiến cho bạn bị tím ngón, khó chịu khi đi giày 

2. Cách chữa ngón chân bị bầm tím nhanh chóng, hiệu quả

Mang giày bị đau ngón út hoặc đau cả bàn chân là trường hợp rất dễ gặp phải khi đi giày đá bóng, cách xử lý hiệu quả như sau mời các bạn cùng tham khảo:      

  • Nghỉ ngơi cho chân, tránh đi lại nhiều: Trước tiên chúng ta cần để bàn chân được nghỉ, không đi lại quá nhiều tránh làm sưng tấy và vết thương nặng hơn.

  • Nâng cao chân khi nằm: Để bảo vệ và hạn chế tối đa những tác động khách quan vào bàn chân và vùng vết thương.

  • Chườm đá lên vùng bị đau trong khoảng 20 phút: Khoảng 2 - 3 lần trong ngày trong trường hợp bàn chân bị sưng tấy thì chúng ta nên chườm đá để làm dịu và giảm sưng cho vết thương.

  • Dùng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể ở dạng bôi hoặc uống, tùy vào trường hợp nặng nhẹ của mỗi người.

Cách chữa ngón chân bị bầm tím nhanh chóng, hiệu quả

Để bàn chân bị tím ngón được nghỉ, không đi lại quá nhiều

Nếu áp dụng hết các cách trên mà bàn chân vẫn không giảm đau nhức thì các bạn nên đi khám, tránh để tình trạng này quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

3. Một số mẹo giúp bạn tránh bị tím ngón chân khi đi giày đá bóng

Nếu bạn thường xuyên mang giày đá bóng bị đau ngón chân út thì dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành riêng cho bạn:

  • Nên chọn giày vừa vặn, không quá chật hoặc quá rộng: Nên chọn giày đá bóng vừa vặn, có độ bám dính tốt để chân không bị trượt trong giày, hạn chế tình trạng ngón chân liên tục chạm và mũi giày gây bầm móng

  • Mang tất bóng đá chống trượt để hạn chế trượt bàn chân trong giày: Khi đó ngón chân sẽ ít va chạm vào thành giày và mũi giày hơn

  • Nên chọn giày có phần mũi giày rộng hơn khoảng 0.5 cm: Nên chọn giày thừa ra một ít để tiện cho các hoạt động chạy nhảy đối với giày đá bóng, hoặc có thể điều chỉnh khi cần thiết

  • Buộc dây giày cẩn thận: Đảm bảo bàn chân không bị trượt trong giày nhất là khi hoạt động ở địa hình dốc.

  • Đi giày trong thời gian ngắn và nghỉ ngơi thường xuyên: Có thể dùng miếng lót giày hoặc băng dán để hỗ trợ các ngón chân không bị cọ xát gây đau chân.

  • Chờ đến khi vết thương lành hẳn thì mới có thể tiếp tục tham gia các hoạt động thể thao khác: Móng chân đau và bị tổn thương sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình di chuyển hoặc vận động, bởi vậy hãy nghỉ ngơi đến khi vết thương khỏi hẳn mới tiếp tục các hoạt động tiếp theo.

Một số mẹo giúp bạn tránh bị tím ngón chân khi đi giày đá bóng

Trên đây là một số lời khuyên cho anh em khi đi giày bị tím ngón

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được về chủ đề nguyên nhân mang giày bị tím ngón và cách xử lý khi mang giày bị đau ngón chân. Hy vọng những lời khuyên được đề cập trong bài viết hữu ích đối với bạn, hẹn gặp lại ở những chủ đề sau.

HỆ THỐNG CỬA HÀNG GIÀY ĐÁ BÓNG CHÍNH HÃNG